Hệ thống âm thanh thông báo gồm những gì?

Ngày đăng : 14:05:45 25-07-2019
Những thành phần tạo nên hệ thống âm thanh thông báo

Thông thường, các hệ thống âm thanh thông báo sẽ bao gồm 5 thành phần chính là micro, bộ điều khiển trung tâm, các thiết bị ngoại vi, amply và loa thông báo.

Micro

  • Micro có chức năng phát đi những âm thanh, nội dung khẩn cấp như lịch họp đột xuất, lệnh tập trung, hoặc các bản tin không thường trực được soạn sẵn.
  • Micro dùng trong hệ thống âm thanh thông báo có thể là mirco để bàn, micro không dây hoặc micro có dây.

Bộ điều khiển trung tâm


Chứa thông điệp cảnh báo, lựa chọn vùng loa để thông báo. Có thể tích hợp công suất đi kèm nhằm sử dụng cho công trình có số vùng loa ít hoặc có công suất loa nhỏ (công suất đi kèm tùy theo hãng).

Trên bộ điều khiển trung tâm sẽ có ngõ vào cho bàn gọi, ngõ vào cho micro cầm tay. Thường kết nối bộ trung tâm với thiết bị bên thứ 3 (có thể là hệ thống báo cháy).

Các thiết bị ngoại vi


Thiết bị ngoại vi có thể là điện thoại để bàn, máy phát nhạc, máy tính, đầu VCD,… được coi là nội dung cần được truyền tải thông báo.

Các thiết bị ngoại vi được kết nối trực tiếp với bộ điều khiển trung tâm hoặc amply để cung cấp nội dung thông báo cho hệ thống.

Amply


Sự xuất hiện của amply trong hệ thống âm thanh thông báo nhằm cung cấp công suất cho hệ thống loa.

Loa thông báo


Là thiết bị đầu cuối của hệ thống dùng để phát ra âm thanh thông báo. Sau tất cả quá trình tiếp nhận và giải mã tín hiệu, nội dung sẽ được truyền tải qua loa.

Có nhiều dạng loa thông báo, nhưng cơ bản trong hệ thống âm thanh thông báo thường sử dụng có 3 loại sau:

- Loa âm trần: được lắp dọc theo hành lang tòa nhà, khu vực văn phòng.

- Loa hộp gắn tường: được lắp ở trên tường hoặc góc tường ở khu vực rộng lớn như: sảnh khách sạn, bệnh viện,…

- Loa nén (loa còi): được lắp ở những khu vực có tiếng ồn lớn như bãi giữ xe, tầng hầm, nhà xưởng,…

Ứng dụng của hệ thống âm thanh thông báo


Hệ thống âm thanh thông báo được lắp đặt sử dụng ở nhiều khu vực, địa điểm với những mục đích khác nhau.

- Trong trường học: phát thông báo hàng ngày về các hoạt động của trường, sự kiện đặc biệt, nội quy nhà trường,…

- Trong siêu thị, trung tâm thương mại: thông báo cho các nhân viên trong siêu thị, các chương trình khuyến mãi cho khách hàng, tìm người lạc, cảnh báo,…

- Trong bệnh viện: thông báo cho người nhà của bệnh nhân tại các hành lang, gọi tên bệnh nhân vào khám,…

- Trong các tòa nhà, chung cư: thông báo các quy định của ban quản lý tòa nhà, phát nhạc nền, báo cháy, hướng dẫn thoát hiểm trong các trường hợp khẩn cấp,…

Ngoài ra hệ thống âm thanh thông báo công cộng còn ứng dụng vào những nơi khác như: bến cảng, nhà xưởng, nhà ga, bến xe, sân bay, nhà kho, khách sạn, nhà hàng,…
Tags:
Tin cùng danh mục
  • Máng cáp inox 304 là gì và nơi sản xuất uy tín

    Máng cáp inox 304 là gì và nơi sản xuất uy tín

  • Sử dụng máy cưa xích đảm bảo an toàn

    Sử dụng máy cưa xích đảm bảo an toàn

  • Nên mua loa kéo di động loại nào tốt, hát karaoke hay nhất hiện nay

    Nên mua loa kéo di động loại nào tốt, hát karaoke hay nhất hiện nay

Giỏ hàng của tôi (0)

Chat Facebook